Một gia đình người kinh có tên NGUYỄN VĂN TÂN thôn Phước An lấy bà TRẦN THỊ LỆ thôn Phước Thiện. Sau khi lập gia đình, 2 ông bà quyết tâm sinh cơ lập nghiệp 1 nơi nào đó thuận lợi cho việc buôn bán mưu sinh. Cuối cùng 2 ông bà tìm thấy thôn Long Bình là nơi phù hợp nhất vì gần đường quốc lộ chính là nơi buôn bán dễ dàng nhất. Lúc đầu ông bà mở 1 quầy nho nhỏ chỉ buôn bán tạp hóa như muối, gạo, bánh tráng, hoa quả,.. Hai ông bà định cư nơi đây khá lâu và cũng được bà con láng giềng, thôn xóm yêu thương quý mến nên việc buôn bán rất ổn định và thuận lợi
Ông bà sinh 1 con gái duy nhất tên NGUYỄN THỊ CHUỒNG. Cô gái này dáng người mảnh mai, dễ thương dễ mến lại để mái tóc dài óng ả. Khuôn mặt tròn trịa với đôi mắt nhung đen long lanh trông rất dễ yêu. Nước da trắng trẻo mặn mà với giọng nói dịu hiền, hấp dẫn dễ thu hút người nghe
Ở palei Thuen (Hậu Sanh) có 1 gia đình thuộc dòng tộc Kút Ná có 4 anh em (2 trai, 2 gái) có tên ông TỔNG HƯNG, ông LÝ NGÔN, bà CHEH KAY và BÀ DỒN NAI. Ông Lưu Ngôn (Khanh Chớ) làm lý trưởng thôn Hậu Sanh nên ông có trách nhiệm đem tiền thuế nộp tại ngân khố Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Vì đường xá xa xôi hẻo lánh buộc phải đi ngựa. Mỗi lần đi nộp thuế, ông phải đi ngang thôn Phú Qúy, Bình Qúy mới tới thôn Long Bình. Tới đây ông thường nghỉ ngơi tại quán bà Chuồng, cứ lần đi và lần về ông luôn ghé tại quán ăn bánh nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục hành trình về nhà. Việc đi lại như vậy lâu dần đã trở thành thói quen.
Giao tiếp lâu ngày, 2 trái tim non trẻ này đã nảy sinh tình yêu lúc nào không hay. Là người chủ quán bà Chuồng lúc nào cũng đón ông Ngôn với thái độ vui vẻ, hớn hở. Lâu dần sự tiếp đón ân cần của bà chủ quán đã làm cho ông Ngôn cảm thấy lo ngại với cái nhìn âu yếm trìu mến với giọng nói tiếng cười rộn rã. Từ đó mỗi khi xa nhau 2 người đều rất nhớ về đối phương.
Tình yêu thầm lặng cứ thế trôi qua. Không bao lâu sau 2 người đã tỏ tình và chính thức mối quan hệ yêu đương. Mối quan hệ giữa 2 người đã làm cho ông Tân bà Lệ rất lo lắng, vì sợ sự dị nghị của bà con lối xóm, cho rằng người Chăm lấy người Việt là điều tối kị, vì sự kì thị và phân biệt đã ăn sâu vào tiềm thức của ông bà. Thế là mối tình của họ đã vì sự kì thị và phân biệt này mà rơi vào hố sâu của sự tuyệt vọng. Bị đe dọa, bị nguyền rủa, bị theo dõi khiến bà Chuồng luôn cảm thấy ám ảnh.
Theo phong tục tập quán lúc xưa của người Việt, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy và xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nên 2 người chỉ yêu nhau trong thầm lặng, mỗi khi gặp nhau chỉ có thể lén lút tìm bụi, tìm bờ. Mặc dù bà Lệ vẫn luôn theo dõi, rình rập, ngăn cấm nhưng cuối cùng bà Chuồng vẫn mang thai và sinh được 1 cô con gái đầu lòng, nhưng làm cha mẹ không ai có thể bỏ mặc con và bà Lệ cũng không ngoại lệ. Bà Lệ bỏ mặc sự tai tiếng, nhịn nhục nhưng vẫn không đành lòng mà thốt lên “Chuồng ơi, con hư đốn lắm, tao xấu hổ vì mày, tao sẽ từ mặt mày, và tao đặt tên cho con mày là “TỪ””.
Từ đó bà Chuồng phải sống 1 cuộc sống luôn bị đe dọa, chửi mắng mà chỉ biết lặng lẽ sống qua ngày. Bà Lệ luôn canh chừng bà. Nhưng có những ngày bà Lệ không để ý thì bà Chuồng vẫn lén lút găp ông Ngôn, sau đó bà lại mang thai và sinh 1 cô con gái, bà Lệ đặt tên cho cháu là Mụ Lợi (“mày đã lợi dụng sự sơ hở của tao mà sinh ra nó, tao nhục quá mà”)
Sau khi sinh 2 đứa con gái, trải qua bao nhiêu khổ cực bà Chuồng mới nảy ra ý và tỏ bày với chồng mình là muốn sinh thêm 1 đứa nữa, và phải là con trai để sau này còn phụng dưỡng, nhan khói cho bà. Thấy hiểu được những sự hy sinh thầm lặng của bà ông Ngôn đã đồng ý. Thời gian cứ trôi qua, và 2 người vẫn cứ lén lút qua lại như vậy. Sau đó 1 thời gian bà Chuồng lại mang thai và lần này bà đã sinh hạ con trai như ước nguyện của 2 người. Bà đặt tên con trai mình là “TAM” và lấy họ của ông Ngôn, tên đầy đủ của con trai thứ 3 của 2 người là LƯU VĂN TAM.
Từ đấy trở đi bà Lệ càng đối xử tệ bạc với bà Chuồng hơn, vì bà Lệ không chịu nổi sự sỉ nhục của bà con lối xóm, có những lúc bà còn có những ý nghĩ từ bỏ bà Chuồng và muốn đuổi bà Chuồng ra khỏi nhà. Ngày đêm bà tìm cách ly gián mối tình của con. Về phía ông Ngôn thì cũng chả dám bước chân vào nhà bà Lệ. Nhiều lúc nửa đêm bà Lệ còn chạy vào phòng bà Chuồng để giám sát, lục soát vì sợ ông Ngôn sẽ mò đến, bà còn trình báo với cả chính quyền nếu thấy ông Ngôn xuất hiện ở nhà bà thì phải xử lý.
Trong khoảng thời gian bà Lệ giám sát dài đằng đẳng, cũng không ai rõ 2 vợ chồng bà Chuồng gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào và ít lâu sau đó bà Chuồng lại mang thai và sinh hạ 1 cậu con trai trong niềm vui khôn xiết của 2 vợ chồng. Lần này ông Ngôn đặt tên con là LƯU VĂN TỨ, sau đó bà Chuồng đã đổi tên con thành LƯU VĂN LỤC (vì bà Lệ luôn lục soát, rình rập bà”
Ông Tân và bà Lệ luôn hắt hủi, cô lập bà Chuồng khiến bà luôn sống trong đau khổ và xấu hổ với các con. Thời gian dài trôi qua, bà Chuồng đau buồn, mất ngủ, ốm đau, tiều tụy và lâm bệnh nặng rồi qua đời khi tuổi chưa đầy ba hay bốn mươi xuân xanh.
Sau khi làm lễ chôn cất cho bà Chuồng xong, ông Hưng và ông Ngôn đến để an ủi, chia buồn với gia đình. Đồng thời xin phép ông Tân bà Lệ cho 4 đứa con về để ông Ngôn dễ bề chăm sóc, nuôi nấng. Ban đầu 2 ông bà cũng gây khó dễ và đổ hết mọi tội lỗi lên đầu ông Ngôn. Nhưng vì vợ, vì con ông vẫn cam chịu xin lỗi và cầu xin bà Lệ. Cuối cùng, cũng vì thương cháu 2 ông bà đã đồng ý cho 4 đứa về để ông Ngôn chăm sóc.
Kính thưa các quý cụ ông sơ Nguyễn Văn Tân và bà sơ Trần Thị Lệ, sống không nên vì sự kì thị các dân tộc đè nặng lên vai mà quên đi sự sống, đau khổ của con cái ruột thịt. Nếu ngược dòng lịch sử về thế kỷ 15, 16 thì chúng ta cũng đã có mối tình Chiêm – Việt. Vua Chế Mân (dân tộc Chăm) cũng đã cưới Huyền Trân Công Chúa để đổi lấy 2 châu (Châu Ô và châu Rế). Vua PôRôMê yêu cầu cưới công chúa Ngọc Khoa để đổi lấy sự giao bang giữa 2 nước Chiêm – Việt.
Khi đã được ông Tân bà Lệ đồng ý, ông Hưng và ông Ngôn đã đưa 4 con về gửi cho cháu ruột của mình là bà Thang Ôn chăm sóc (bà Thang Ôn lấy chồng mà không có con), bà rất hạnh phúc và chăm sóc các cháu như con ruột của mình, sau đó bà Thang Ôn đã đổi tên các cháu theo tiếng Chăm.
Chà Nhằng và Chà Chăng bị tai nạn dịch tễ nặng, cuối cùng Chà Chăng không may đã qua đời, còn Chà Nhằng may mắn sống sót và đổi tên lại thành Ông Peh.
Khi các ông sơ bà sơ qua đời, con cháu làm lễ mai tang theo phong tục, tập quán của người Chăm với cái tên Muk Cheh Chơk, Muk Cheh Chơk, Ông Peh. Là những người có hài cốt dầu tiên trong Kút, tạo dựng Kút dòng tộc gia tiên để con cháu thờ phụng, cúng kính
Để tưởng nhớ công đức của bà Chuồng là người có quyết tâm cao, kiên trì, nhẫn nại bất chấp mọi khó khăn, gian khổ vượt qua rào cản sinh ra 4 đứa con, để con cháu nối dõi tông đường sau này.
Để đền đáp công lao trời biển của bà sơ Nguyễn Thị Chuồng, con cháu chúng ta nên tạc hình tượng của bà để thôi thúc chúng ta sau này noi theo gương bà mãi mãi về sau. Nếu hoàn cảnh kinh tế cho phép, cũng mong con cháu chúng ta hãy tạc tượng cụ sơ Lưu Ngôn ngồi trên lưng ngựa. Và đặt nằm ở hướng Tây Bắc, Đông Bắc của nhà Kút nhầm khắc ghi và tưởng nhớ đến cội nguồn, gia tiên của chúng ta.