GIA PHẢ HỌ KUT KUK THANG

"

PHẦN THỨ 4: Ý NIỆM THÀNH LẬP KUT MỚI

CHƯƠNG 6

GIAI ĐOẠN THÀNH LẬP KUT (RAM KUT) VÀ ĐEM HÀI CỐT NHẬP KUT ĐẦU TIÊN

  1. BƯỚC KHỞI ĐẦU: Xuất phát từ cái suy nghĩ về cội nguồn, tại sao chim lại có tổ, cây có cội, nước có nguồn nên con người phải có tông chứ. Thế mà con cháu của chúng ta không biết ông bà tổ tiên, dòng tộc. Gia đình ông Phú Thơ và bà Lưu Thị Đặng có quyền cao chức rộng lại giàu sang nhất thôn xóm, lại có nhiều nhân tố tích cực như ông thầy đề Phú Hữu Huấn, ông thầy giáo Quảng Đại Quang, ông thầy giáo Phú Văn Thiệt, ông thầy giáo Dương Danh có lẽ chưa ý thức quan niệm xây dựng truyền thống dòng tộc tổ tiên. Thời đó mấy ông không thiếu tiền bạc, không thiếu nguồn lực, không thiếu nhiệt huyết đam mê mà chỉ thiếu sự bất lợi khó khan vì chiến tranh và thời cuộc không cho phép

Mãi đến sau ngày giải phóng, cơ hội ngàn vàng thôi thúc, các nhân tố gồm các cụ Phú Vàng, cụ thầy giáo (Phú văn Thiệt, Phú Văn Mái và cụ Phú Tấn Tài cùng sát cánh với các cụ Urang Parát nào là cụ Đổng Đời, cụ Dương Tấn Điền và cụ Bá Văn Lực. Nhiều đối tượng gắn bó chặt chẽ nảy sinh tư tưởng mới mẻ, đồng lòng quyết tâm xây dựng bằng được bầu huyết thống của một dòng tộc

Khi đã có sự quyết tâm các cụ đã hăng hái đam mê với ý chí sẵn có quyết tâm sẵn sang lăn lốc trong mọi khó khăn mọi việc làm lúc ban đầu với nhiều bước tổ chức xây dựng.

  1. Bước đầu tiên phải tìm địa điểm thích hợp vừa thuận lợi, vừa khang trang để tiện bề chăm sóc. Cuối cùng đi coi thầy bói Châu Run Mửh (thôn Bỉnh Nghĩa – Ninh Hải) thì bà cho biết Kút ruộng Kú thang phải chọn địa điểm tại khu đất Kút Kú Thang, nếu làm sai lời thì Kút Kú Thang sẽ quở phạt.

Khi đã thống nhất địa điểm xây dựng nhà mồ dòng tộc tổ tiên, các bước tiếp theo các cụ tập hợp con cháu đóng góp công sức, đóng góp tiền của để tổ chức xây dựng nền Kút (còn gọi là Ram Kút). Sau khi nền Kút đã được xây cất, các cụ huy động con cháu tìm con song lớn để mò tìm 6 hòn đá thiệt đẹp để làm đá Kút

  1. Sau bước đã thành lập Ram Kút, ông bà con cháu chọn ngày tháng tốt nhằm vào ngày hạ tuần trăng tháng 6, năm con dê theo Chăm lịch (năm 1979), ban dòng tộc này đã mời cả sư Hán Bằng ở tại thôn Mỹ Nghiệp (Ninh Phước) làm thủ tục nhập Kút

Đây là một thể hình đặc thù ít khi gặp của người đàn ông Chăm BàLaMôn (chồng là ông Lý Ngôn – Lưu Văn Ngộn còn gọi là ông Lý Khanh Chớk) lấy vợ người kinh tên Nguyễn Thị Chuồng, con của ông Nguyễn Văn Tâm và bà Nguyễn Thị Lễ gốc thôn Phước An – Phước Thiện, lập nghiệp tại thôn Long Bình (Ninh Phước), sinh được 4 đứa con (2 trai tên là Lưu Văn Tam, Lưu Văn Lục. 2 gái tên là Lưu Thị Từ, Lưu Thị Lợi)

Sau khi bà Chuồng lâm bệnh nặng qua đời, ông anh tên Lưu Văn Hưng và em là Lý Ngôn (Lưu Văn Ngôn) xin 4 đứa con đem về nuôi tại thôn Hậu Sanh (Ninh Phước) cho bà Thang Ông cháu ruột của ông Ngôn và ông Hưng nuôi vì bà Thang Ông lấy chồng mà không có con. 4 đứa con được sinh sống trong gia đình Chăm nên tên cũng được đặt theo tên người Chăm

  • Bà Lưu Thị Từ lấy tên Muk Chek Chơk
  • Bà Lưu Thị Lợi lấy tên Muk Chek Va
  • Ông Lưu Văn Tam lấy tên  Chà Chang còn gọi là Ông Peh
  • Ông Lưu Văn Lục lấy tên Ya (chà) Nhằng, Ông bị chết trẻ nên đã được chôn cất
  1. Chính danh ông bà cố: Muk Chek Chơk, Muk Chek Va, Ông Peh là vong linh có xương cốt làm đám theo phong tục tập quán Chăm Bà LaMôn (Ahier) là dòng tộc đầu tiên của tộc họ nên con cháu lấy tên Kút là Kút Muk Chek Chơk, Muk Chek Va, Ông Peh

Các tượng đá Kút được đặt tại 5 vị trí theo thứ tự từ hướng Đông sang Tây với sơ đồ như sau:

 

6 hình đá kút

 

 
   

 

 

Tổng số các hài cốt gồm:

19 người được nằm tại các tượng đá Kút sau đây:

  1. Tượng đá Kút số 1 là những hài cốt nam chết tốt:
  1. Ông Lưu Peh
  2. Ông Trượng Mài (ông Mlo)
  3. Ông Lưu Lò
  4. Ông Lưu Chây
  5. Ông Lưu Thàn
  1. Tượng đá Kút số 2 để không, tưởng trưng cho BÀ CHÚA YA NÁ PÔ NƯ GAR lãnh đạo Kút còn gọi là tượng đá Pô Dì
  2. Tượng đá Kút số 3 dành cho những người nữ chết tốt (5 người)
  1. Bà Cheh Chơk
  2. Bà Cheh Va
  3. Bà Lưu Thị Pùi (bà Ọt)
  4. Bà Lưu Thị Đặng
  5.  Bà Lưu Thị Klét
  1. Tượng đá Kút số 4 dành cho người nam chết xấu (4 người)
  1. Ông Lưu Đồng (ông Blòng hay còn gọi ông Chụk)
  2. Ông Lưu Hoàng
  3.  Ông Phú Sang
  4.  Ông Châu Bồi (con bà Mến)
  1. Tượng đá Kút số 5 dành cho những người nữ chết xấu (5 người)
  1. Bà Lưu Thị Thành Kọk (Có)
  2.  Bà Lưu Thị Thế Ai
  3.  Bà Lưu Thị Hấu
  4.  Bà Lưu Thị Lý
  5.  Bà Lưu Thị Mến (con của bà Hấu)
  1. Ngoài 5 tượng Kút chính nêu trên, còn đặt them tượng đá Kút số 6 nằm cách Kút chính tầm khoảng 5m về hướng Đông Bắc nay cũng đã dời đặt nằm chung với đá Kút chính về phía Đông Bắc

Người Chăm BàLaMôn quan điểm rằng Kút Urang PaRét là nơi của người xây dựng nhà Kút hay còn gọi là nơi dừng chân của người Urang Parét để thăm nom con cháu của mình mỗi lần cúng kính nhà Kút

Thực vậy, từ nay con cháu dòng tộc của chúng ta đã có cội nguồn. Một ngôi nhà Kút khang trang để con cháu thờ phụng cúng kính tổ tiên, ông bà. Con cháu chúng ta lấy làm tự hào với huyết thống gia tộc mà thế gian thường hát “chim có tổ, cây có cội, nước có nguồn và người có tông”

 

 
   

 

 

 

 

6

 

 

CHƯƠNG 7: XÂY DỰNG TƯỜNG RÀO KUT

Sau khi đã xây dựng hoàn thành Kút, bước tiếp theo phải xây dựng tường rào để bảo vệ Kút

Tường rào thành Kút được huy động bằng 2 nguồn kinh phí:

Một nguồn kinh phí do sự đóng góp của các đối tượng có gai đình, 100.000đ/ người và một nguồn kinh phí do sự huy động con cháu ở Mỹ gồm con cụ Phú Văn Mái, cháu Phú Văn Lưu và cháu Phú Thị Thanh Mặn. Nguồn huy động hảo tâm chia bằng 2 phần. 1 phần hỗ trợ vào tường rào Kút chính và một phần chi xây dựng tường rào Kút hamu Kú Thang của bà Lưu Thị Đặng và bà Lưu Thị Klét

  1. Tường rào thành Kút chính: Được xây dựng bằng đá balon bao bọc bằng những thanh khuôn sắt vừa kiên cố, vừa xem đẹp mắt. Một cánh cửa được mở theo nghi thức phong tục ở phía Bắc và một cửa ngõ lớn hơn mở theo hướng Nam sát mặt đường làng
  2. Thành rào tường Kút hamu Kú Thang xây toàn đá balon, tường thấp và hẹp hơn

Công trình xây dựng tường rào Kút này đã được khánh thành quy mô lớn tập trung đầy đủ bà con nội ngoại mà trưởng tộc là em Phú Văn Thiệt tổ chức vào hạ tuần tháng 6 năm con chó Chăm lịch (1982)

 

PHẦN 5: CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ KUT

CHƯƠNG 8

XÂY DỰNG NHÀ KUT VÀ TƯỜNG RÀO KUT HAMU KÚ THANG (Kút hoang)

Công trình xây dựng nhà Kút hamu Kú Thang (Kút hoang) chỉ do kinh phí của chi tộc được xây dựng độc lập bằng kinh phí của con cháu bà Lưu Thị Đặng và bà Lưu Thị Klét vì họ đã thừa hưởng hương hỏa của Nương này và kinh phí hảo tâm của các con cháu có liên quan của ông Phú Văn Mái, Phú Văn Lưu và Phú Thị Mặn hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ với tổng kinh phí 50.000.000đ (trong đó phần đóng góp 30.000.000đ và phần hảo tâm là 20.000.000đ).

Công trình xây dựng nhà Kút này rất quy mô. Tường rào cũng bằng đá balon chật hẹp không được đập, giờ thay thế bằng tường rào thành rộng rãi, khang trang hơn. Một cửa chính rộng rãi đã được mở ở hướng sau sát mặt đường trông thật đẹp mắt. Nhà Kút được xây dựng hoàn thành với mô hình cao ráo, khang trang, mái lợp tôn và các trụ cộc đều đúc bằng bê tông cột sắt kiên cố (có ảnh chụp tại Kút hamu Kú Thang)

Công trình xây dựng nhà Kút này gồm các khâu công việc như sau:

  • Ngày khởi công: 20/8/2013
  • Ngày hoàn thành: 01/10/2013
  • Thiết kế: kỹ sư Lộ Ninh Em
  • Trang trí: Phú Hữu Tỏ
  • Thi công: Các ông Nại Huấn, Trượng Văn Niên và Trượng Quân
  • Ban giám sát: các ông Phú Hữu Tỏ, Đổng Bính và Nại Thành Tặng
  • Quản lý công trình: kỹ sư Quảng Đại Hoàng
  • Tổng kinh phí: 50.000.000đ (trong đó quỹ đóng góp 30.000.000đ, quỹ hảo tâm 20.000.000đ)

Xây dựng công trình Kút này được hoàn thành là một niềm hân hoan lớn lao của con cháu bà Lưu Thị Đặng và bà Lưu Thị Klét. Ruộng này do công cấp phát của ông sơ Lưu Ngôn còn gọi là ông Lý Ngôn hay ông Lý Khanh Chớ, gốc ở Kút Ná là thân sinh ra bà Muk Chek Chơk, Muk Chek Va, Ông Peh.

Con cháu chúng ta lấy làm tự hào đã thực hiện theo đúng người đời nói rằng “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” vậy.

 

CHƯƠNG 9

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ KÚT CHÍNH

 

Hình 29

 

Chính diện mặt nhà Kút chính (mặt hướng về phía Bắc).

 

Hình 30

 

Ảnh nằm phía đông nhà Kút.

 

Hình 31

 

Ảnh phía mặt sau của Kút nằm sát mặt đường cái làng chếch hướng Nam (có ảnh Apsara)

Kinh phí xây dựng nhà Kút chính thống này do sự đóng góp của toàn thể thành viên (100 khẩu phần) trong tộc họ với các đối tượng có gia đinh riêng. Mỗi khẩu phần là 2.000.000đ chia làm 2 đợt trong 1 năm. Kinh phí anyf do chủ các chi tộc đứng ra thu góp, được quyền nắm giữ trong vòng cuối tháng 12/ 2013

Sau phần thảo luận, bàn bạc nội bộ các thành viên trong tộc họ thống nhất trao trọn gói cho nhà thầu kỹ sư Lộ  Xuân Trình Em từ vật tư xây dựng đến công thực hiện công trình này, và được xây dựng theo bản thiết kế của kỹ sư xây dựng Đàng Sinh Hoạt, cháu ruột của cụ thầy giáo Phú Văn Thiệt bằng sự hỗ trợ trị giá 2.000.000đ (miễn phí). Qua sự xem xét trao đổi nhiều lần, bản thiết kế mô hình Kút này mới được thống nhất loại mái 2 tầng lợp tôn có mái hiên xung quanh Ram (nền) Kút được dán loại đá cao cấp. 4 cột trụ trong nhà Kút lớn tròn, to xây bằng cột giả gỗ. Phía Bắc xây bằng cửa vòm công.

Ngoài ra, đá Kút Urang Paret cũng đã được đưa nằm trong nhà Kút chính về hướng Đông Bắc cách xa đá Kút chính khoảng tầm 5m

Công trình xây dựng nhà Kút chính thức này lấy tên là Kút Muk Chek Chơk, Muk Chek Va, Ông Peh. Công trình này cũng được thể hiện với các công việc như sau:

  • Ngày khởi công: 15/01/2015
  • Ngày hoàn thành: 2/2/2015
  • Thiết kế: Kỹ sư Đàng Sinh Hoạt
  • Trang trí: ông Phú Hữu Tỏ
  • Ban thi công: giao thầu trọn gói về công cũng như vật liệu xây dựng cho kỹ sư Lộ Xuân Trình Em
  • Quản lý công trình: kỹ sư Quảng Đại Hoàng
  • Ban giám sát: do hội đồng giám sát công trình đã được bầu chọn
  • Tổng kinh phí: 200.000.000đ (do con cháu thành viên trong tộc họ đóng góp mỗi khẩu phần 2.000.000đ)

Con cháu dòng tộc chúng ta cũng đã có ông bà tổ tiên từ lâu cách 3 đời kể từ ông bà Sơ, ông bà Cố, ông bà nội đến đời con cháu của chúng ta. Khác với các dòng  tộc khác như dòng tộc họ Ná, họ Nại, Kút hoang. Chúng ta biết được cội nguồn, tên tuổi của ông bà tổ tiên. Chúng ta có niềm tự hào rằng, do chính bàn tay con cháu chúng ta đã thiết lập và xây dựng hoàn thành công trình xây dựng nhà Kút vừa khang trang, vừa thẩm mỹ. Và dòng tộc cũng đã hoàn thành tập GIA PHẢ mà các dòng tộc khác không có

Đó là những điều tự hào lớn lao của dòng tộc, con cháu chúng ta đã có để thờ phụng và cúng kính.

CHƯƠNG 10: DỰ ÁN CHỈNH TU CÁC CÔNG TRÌNH CẦN THIẾT CẦN BỔ SUNG THỰC HIỆN

Để chuẩn bị làm lễ nhập Kút vào năm mão (thun Pai) năm 2023 được tổ chức hoành tráng, ngày mà ông bà tổ tiên cũ đón nhận ông bà tổ tiên mới. Muốn được làm thỏa lòng mong ước, ban làm GIA PHẢ chúng tôi kính xin đề nghị sẽ được xúc tiến công trình nhiều bước tiến theo hoàn cảnh kinh tế cho phép có tính lâu dài có thể khả thi theo các bước sau đây:

  1. Về mặt trong nhà Kút
  • Thay mái tôn bằng ngói hiện đại
  • Làm mái vòm lợp tôn rộng khắp xung quanh khuôn viên nhà Kút (các cây cao sẽ chặt bỏ hết)
  • Lát toàn bộ sân bằng gạch bông màu chống trượt
  • Xây dựng nhà vệ sinh ở góc hang rào Đông Bắc
  • Xây 1 khu nhà bếp, có vòi nước ở tại góc sát mặt rào Tây Nam
  • Xây dựng 1 phòng chờ với kích thước 3x8m ở cửa hướng tây Bắc có khoảng 30 ngàn có nắp đậy, có khóa. Ngân này sẽ đem hài cốt đã làm Pa Triep pa lao cất giữ an toàn nhất tránh sự thất thoát hay mất mát đã xảy ra (việc này đã có nhiều nhà Kút đã thực hiện)
  • Trong nhà Kút đầu gắn 4 góc bằng bóng điện mặt trời
  • Đúc bằng đất sét 5 tượng cỡ lớn cao 0,8m gồm:

+ Tượng bà Sơ Nguyễn Thị Chuồng đặt tại gốc Tây Bắc mặt hướng vào đá Kút

+ Tượng ông sơ Lưu Ngôn đang cưỡi ngựa đặt tại đá keel urang paret

+ Tượng bà Muk Chek Chơk, Muk Chek Va, Ông Peh đặt ngang hang theo hướng Đông Tây tại vòng vòm tượng Apsara

Các tượng nêu trên thể hiện hình bóng, nguồn gốc dòng tộc tổ tiên của chúng ta.

  1. Về mặt bên ngoài nhà Kút
  • Làm lại hang rào về hướng Nam khang trang, đẹp đẽ. Cửa cái cao, rộng, trụ cửa lát men cao cấp. Các trụ rào dán men trên đặt chậu hoa. 2 cánh cửa bằng sắt có khuôn bông thật đẹp. Trên cổng chính lớn có mái lợp ngói, ở dưới có gắn chữ chăm bằng đồng vàng

                                   (hàng chữ chăm) 

Khu đất bên ngoài nhà Kút từ nhà Kút chính đến Kút hamu Kú thang phải được đúc nền bằng phẳng và đường đông bắc trên bờ ruộng cũng được đổ nền xi măng làm lối đi vào Kút chính ở cửa đông bắc.

  • Xây thành rào Tây Bắc của Kút hamu Kúk Thang để có khuôn viên vừa đủ tầm và cũng nên mở cửa nhà Kút hướng Tây Bắc theo phong tục tập quán Chăm.
  • Khu đất còn lại của nhà Kút hamu Kú Thang vận dụng làm khu nghĩa trang Prok Kamal. Đó là nơi thờ phụng các vong linh của ông bà tổ tiên chết chôn

Nói tóm lại, những đề xuất nêu trên không phải đúng hoàn toàn mà được coi là điều lý tưởng mà không phải bắt buộc thực hiện. Coi đó là một việc làm lý tưởng tùy theo điều kiện và hoàn cảnh có tính khả thi

 

 

 

">

"