Palei YA KRỐI (Xóm quýt)
Căn cứ theo sự kiện lịch sử về thời gian và không gian có các trang vẫn còn lưu lại rành rành dưới 2 hình thức gồm 2 ngôi Kut đặt tại ruộng Kú Thang của người Chăm BàLaMôn và một địa Khùn là mộ tập thể của người Chăm Bà Ni cách xa 2km về phía Tây thôn Hậu Sanh (Phước Hữu – Ninh Phước).
Kút hoang Kú Thang của bà Lưu Thị Đặng và Lưu Thị Klét ở tại hướng Bắc thôn ăn theo ruộng.
Thành ruộng và cửa cái của Kút hoang của bà Đàng và bà Klét.
Ngoài ra còn có Kút hoang thứ 2 của bà Rố là con cháu cuối cùng của dòng tộc, bà Rố không có con nên bắt bà Củ thân đinh là bà Thảo, bà Thập, ông giỗ Tập nối dõi tông đường. Khi bà Rố mất bà Củ vì quá thương yêu bà Rố là người mẹ nuôi do bà Củ đã thừa hưởng gia tài đất đai của bà.
Một nhóm người Chăm, Bà Ni thuộc Hồi Giáo đã để lại đất khùnh mồ chôn tập thể cách 2km vô hướng tây thôn Hậu Sanh.
Do một nhóm người lúc trước kia để lại. Hiện tại chúng ta có thể khẳng định rằng thôn Hậu Sanh có 2 thế hệ người Chăm từ các nơi khác kéo nhau đến sinh cơ lập nghiệp thuộc thế hệ giai đoạn đầu khoảng thời gian từ năm 1700 đến 1880.
Dưới triều đại vua PôRôMê kết thúc và đã được nhân dân xây dựng ngôi Tháp PôRôMê vào thế kỷ XVII (17) năm 1654, từ chân đồi tháp trải dài đến hướng Đông là rừng đất phì nhiêu. Một số di dân người Chăm BàLaMôn đã sống từ thôn Thuận Hòa – Ninh Phước chuyên sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt cá. Ngoài ra một số người Chăm Bà Ni cũng đã từng sống ở Đầm Nại (Ninh Chữ) – Xã Hồ Hải – Ninh Hải – Ninh Thuận. Họ đã ồ ạt rủ nhau vừa chạy lánh nạn chiến tranh vừa tìm nơi sinh cơ lập nghiệp. May mắn họ đã tìm được cánh rừng quýt ngọt ngào nên họ đã dừng chân tại đây để sinh sống. Từ đó xóm này họ lấy tên theo địa danh người Chăm là Palei Ya Krối, người Kinh gọi là xóm Quýt, do đó người Chăm còn gọi là Palei Ya Chat (La Chữ), Palei Hamuran (thôn Mông Nhuận) hay palei Chon (Phú Qúy).
Họ quây quần nhau lập thành thôn, xóm. Họ sống bằng nghề nông làm nưỡng rẫy, săn bắt. Họ chung sống tại nơi này khá lâu vào khoảng 180 năm. Họ sinh con đẻ cái ngày càng đông nên họ đã để lại rất nhiều dấu ấn. Người Chăm BàLaMôn để lại 2 ngôi Kút gọi là Kút Kú Thang nằm tại đầu thôn, biến thành Kút hoang vì dòng tộc không còn để phục vụ nữa. Một ngôi Kút do Bà Đặng và bà Klét, ruộng này của họ nên đã được xây dựng khang trang. Hiện nay con cháu đang phục vụ chu đáo. Còn một ngôi Kút thứ 2 cũng tọa lạc tại cánh đồng Kú Thang cách Kút của Bà Đặng và bà Klét vào khoảng 500m nằm vìa phía Tây Kút này. Ngôi Kút này là của bà Rố alf con cháu cuối cùng cuả dòng tộc này. Bà Rố không có con nên nhận bà Củ thân sinh bà Thảo, bà Thập và ông giỗ Tập, cũng được con cháu phục vụ.
Đối với người Chăm Bà Ni thứ đã để lại là đất Khùn Đao là mồ chôn tập thể của dòng tộc họ nằm cách thôn Hậu Sanh tầm 2km về hướng Tây Nam.
Trong suốt thời gian cuộc sống đã ổn định, con cháu Palei Ya Krối đã có trách nhiệm thờ cúng phục vụ ngôi tháp PôRôMê. Họ có trách nhiệm gìn giữ và phục vụ các lễ nghi tổ chức hằng năm
Lễ Kate được tổ chức linh đình, tất cả các làng Chăm đều tụ tập đông đủ để tham gia lễ hội. Trong buổi lễ này, nhân dân có trách nhiệm đưa vương miện của vua bằng 2kg vàng rồng, trang phục của vua và 2 công tượng của Bà Pô Bia Chanh Chih (Vợ cả) và bà Pô Bia Thanh Chanh (vợ thứ), còn của bà thứ Bia Thanh Yang (Bia Út) không thấy nói tới.
Mỗi khi làm lễ Kate xong, vương miện sẽ được các y trang đem về cất giữ trong đền ở trong làng Hậu Sanh.
Từ khi chế độ trị vì của người Champa kết thúc dưới thời vua Minh Mạng, giặc giã nổi lên khắp nơi, nên họ buộc phải rủ nhau lánh nạn tìm cách len lỏi vào rừng sâu núi thẵm như dãy núi Pành để sinh sống. Họ đã biến thành người Raglai Pành. Khi đi họ cũng mang theo các di sản quý báu nên mỗi lần tổ chức Kate thì các di sản này cũng được họ mang về để cũng kính.
Từ đó quê hương palei Ya Krối vắng bóng người, trở thành nơi điêu tàn, quạnh hiu.
"