Giai thoại về tình sử của ông Lý Khanh Chơk (Lưu Ngôn) và quá trình chia tách, xây dựng dòng tộc riêng
Vào thời kỳ Pháp thuộc (1858-1954) sau khi củng cố hệ thống hành chính theo chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, thì giữa các dân tộc đã có sự giao lưu với nhau trong sinh hoạt và sản xuất, dân cư đã ổn định, tổ chức sản xuất chuyển dần từ hình thái cũ thời phong kiến sang hình thái mới là tiền thân của kinh tế thị trường ngày nay. Cũng vào thời điểm đó đã xuất hiện một mối tình sâu đậm xóa tan mối thù hiềm khích dân tộc Kinh-Chăm là một ngoại lệ chưa hề có lúc này và kết tinh để lại một cơ đồ cho con cháu có được như ngày nay. Có thể mối tình này như một huyền thoại, một tình yêu xuất phát từ trái tim vượt qua các nghịch cảnh, cả rào cản của tâm linh để đến với nhau tìm một hạnh phúc đích thực, mà phía trước là một sự chông gai và ngăn cách của gia đình. Đó là mối tình nhân duyên giữa 2 chế độ mẫu hệ (chồng) và phụ hệ (vợ) mà họ đã vươt qua để có với nhau 4 đứa con (2 trai, 2 gái) khi tuổi đời còn rất trẻ, cuộc tình đó được người lớn kể rằng: Ở Palei Thuan (Hậu Sanh) có ông Lý trưởng tên Lưu Ngôn (Lý Khanh Chơk) xuất thân từ gia đình giàu có và làm quan Triều đình, có anh trai là Lưu Hưng làm Chánh tổng và 2 em gái (Chek kay, Dồn Nai) cùng sinh sống trong tộc họ Ná. Ông làm Lý trưởng làng Hậu Sanh (Palei Thuan) thường xuyên đi nộp thuế tại ngân khố Phan Rang thời bấy giờ (phương tiện đi thường bằng ngựa),với lộ trình từ làng Hậu Sanh đi qua Phú Quý đến Long Bình thì dừng chân nghỉ ngơi tại quán tạp hóa của bà Lệ (Trần Thị Lệ quê ở Phước Thiện, ông Nguyễn Văn Tân quê ở Phước An đến ở Long Bình lập nghiệp mở quán buôn bán tạp hóa), gia đình bà có 1 đứa con gái duy nhất tên là Chuồng (Nguyễn Thị Chuồng) càng lớn càng xinh đẹp hơn người.
‘Trai thanh nữ tú’, với công việc thường xuyên đi lại có lúc phải tá túc qua đêm rồi tình duyên đôi lứa chớm nở dần, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, khi đã sâu đậm mặn nồng cùng nhau như vợ chồng thì gia đình phát hiện và ngăn cách không cho gặp nhau, trải qua một thời gian dài không được tiếp xúc với nhau, thi thoảng cũng tìm cách gặp nhau đến khi hạ sinh được một đứa con đầu lòng thì ông bà đặt tên là Từ (Nguyễn Thị Từ lấy theo họ mẹ) có ý nghĩa là đứa con bị từ chối dòng dõi tong đường. Sau khi có đứa con chung rồi, ông bà (ông Tân, bà Lệ) vẫn không cho 2 người lại có quan hệ với nhau, nên càng theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn. Càng giữ thì càng lỏng và bằng mọi cách, vượt qua mọi cấm kỵ của gia đình, hai người vẫn tiếp tục lén lút đến với nhau thêm đứa con thứ 2, rồi thứ 3, thứ tư cho đến ngày đuối sức vì bệnh tật và quá sức chịu đựng của một con người, Bà truất hơi thở cuối cùng khi tuổi đời còn quá trẻ để lại 04 (bốn) đứa con thơ (2 trai, 2 gái) và bao uẩn khuất đến bây giờ vẫn chưa được sáng tỏ.
Mấy đứa cháu do không được công nhận là dòng dõi tong đường (vì bà là con gái) cùng với tập tục (xuất giá tồng phu, phu tử tồng tử) bên cạnh nhờ có anh làm Chánh tổng can thiệp nên gia đình bà Lệ, ông Tân đồng ý cho 04 đứa cháu theo cha cùng về sinh sống tại làng Hậu Sanh, rồi sinh sôi nảy nở cho đến bây giờ (lúc đó chưa có phương tiện công cộng nên ông đèo các con bằng đôi đòn gánh, mỗi bên 2 người đi bộ từ Long Bình đến Hậu Sanh suốt cả ngày trường). Về đến quê nhà, ông giao 04 đứa con cho cháu ruột là bà Thang Ôn để nuôi (vì bà không có con, nên coi mấy đứa em như con ruột của mình) và đổi lại tên theo danh xưng của người Chăm như sau:
Có một điều chưa ai lý giải được, ngoài vợ người Kinh và mấy đứa con hiện có (2 trai, 2 gái), hoặc trước và sau khi người vợ chết đi ông có kết duyên với ai nữa không, thì câu hỏi này vẫn còn bỏ ngõ, vì thế khi ông qua đời thì cháu ruột (là bà Thang Ôn) cùng anhem, dòng họ Ná tổ chức làm đám tang 04 Pa Seh rồi nhập vào Kút họ Ná đúng theo nghi thức mẫu hệ, đến đời các con của ông do chưa có tiền lệ vì thuộc họ kay (theo qui định các con của ông không được nhập vào Kút tộc họ Ná) thời điểm đó chỉ tiến hành làm đám tang 02 Pa Seh nên hài cốt được con cháu lưu giữ cho đến khi thành lập Kút mới (1979), manh nha sự phân tách mối liên hệ trong huyết thống kể từ thời điểm này.
"